TBKTSG) - Để có thể phát triển lành mạnh trong thời gian tới, không thể không đánh giá lại những chính sách đã tạo ra bất ổn trong nền kinh tế từ năm 2006 đến nay.
Sự bất ổn này có thể kể ra gồm lạm phát cao, nợ cao khó trả, ngân sách thiếu hụt lớn, chênh lệch giàu nghèo. Tất cả là kết quả của chủ trương xây dựng doanh nghiệp lấy quốc doanh làm chủ đạo - không hẳn là theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013 và trước đó.
Và đi cùng với chủ trương này là việc cho phép lập hàng loạt công ty con, kể cả ngân hàng chứng khoán, xây dựng và buôn bán địa ốc, nửa công nửa tư ăn theo - chủ yếu là các loại doanh nghiệp dịch vụ đầu cơ, rồi tập trung vốn cho chúng.
|
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016
Nhìn lại chủ trương lấy quốc doanh làm chủ đạo
Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016
Nợ công sẽ phải trả sớm hơn với lãi suất cao hơn
Một trong những điều khoản khi Việt Nam không còn được vay theo điều kiện ODA vào năm 2017 là các khoản vay hiện nay sẽ phải rút ngắn thời gian trả nợ hoặc chịu trả mức lãi suất cao hơn so với cam kết trước đây.
Đó là thông tin được ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục quản lý nợ và tài chính quốc tế (Bộ Tài chính) đưa ra tại buổi Họp báo chuyên đề về chính sách cho vay lại vốn ODA sáng ngày 22/3 tại Hà Nội.
Theo đó, từ năm 2010 Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Do đó, mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt.
Dẫn chứng là giai đoạn trước 2010, thời hạn vay bình quân khoảng 30 – 40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7 – 0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn.
Nhưng giai đoạn 2011 – 2015 thì thời gian vay bình quân chỉ còn từ 10 – 20 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay, với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên. Nhiều nhà tài trợ chuyển từ vốn vay ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp.
“Dự kiến đến tháng 7/2017 Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%” – ông Long thông tin.
Đại diện của Bộ Tài chính cũng cho biết thêm, khoản vay có thời gian dài nhất hiện nay của Việt Nam là đến năm 2055. Với yêu cầu đặt ra khi kết thúc IDA là phải trả nợ nhanh thì, bình quân thời gian vay nợ là 12,5 năm cho các khoản nợ công.
Ông Hùng Long phân tích thêm: “Khi tính toán dòng tiền và từng khoản nợ hiện nay của Việt Nam, thời điểm phải trả nhiều nhất sẽ vào năm 2022 – 2025, có nghĩa là từ nay đến 2020 chưa phải trả nhiều”.
Với điều khoản phải trả nợ nhanh và tăng lãi suất, có thể tác động gây “sốc” cho ngân sách trong việc thu xếp các khoản nợ trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết đã phối hợp cùng các liên quan để có chương trình làm việc, đàm phán với Ngân hàng Thế giới (WB), sau đó là các tổ chức khác. Được biết, WB cũng cam kết với Việt Nam đưa ra phương án để đảm bảo tránh tác động đến nghĩa vụ nợ của Việt Nam.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của chúng tôi về con số nợ công phải trả cho đến thời điểm 2020 là bao nhiêu, ông Long cho biết tại thời điểm hiện nay rất khó để khẳng định con số thực tế. Bởi các cơ quan chức năng đang trong quá trình đàm phán, cùng WB để đưa ra lộ trình cho các phương án trả nợ nhanh.
“Hiện đàm phán này chưa đến hồi kết, mỗi phương án đặt ra cách thức trả nợ và tốc độ trả nợ khác nhau, điều kiện khác nhau, hoặc là giãn thời gian, hoặc tăng chi phí. WB hiện chiếm tới gần 30% khoản vốn vay, nếu đàm phán có lộ trình tốt thì đàm phán với các đối tác khác cũng sẽ thuận lợi hơn” – Ông Hùng Long nói.
Cũng theo thông tin được Bộ Tài chính công bố, con số trả nợ trong năm 2015 chiếm khoản 16% tổng thu ngân sách. Trong năm 2016 con số trả nợ được báo cáo lên Quốc hội và Chính phủ được tính toán dựa trên kịch bản quản lý nợ, khoản nợ đến hạn và tình hình kinh tế hiện nay.
Theo đó, các khoản phải trả nợ và đảo nợ chiếm hơn 24% trên tổng chi ngân sách, riêng trả nợ là 14,7% tức là tương đương trên 150 nghìn tỷ đồng. Còn lại khoản đảo nợ là 95.000 tỷ đồng.
Trước đó, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII, báo cáo bổ sung về tình hình kinh tế xã hội năm 2015 và kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 bằng khoảng 2 lần so với giai đoạn 2006-2010.
Trong đó chi đầu tư phát triển bằng khoảng 1,7 lần, chi trả nợ bằng khoảng 1,83 lần, chi thường xuyên bằng khoảng 2,53 lần. Chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ lớn và ngày càng tăng cao, hiện ở mức 64 – 65% trong khi chi đầu tư giảm còn khoảng 23,6%.
Việc chi thường xuyên tăng nhanh; một số khoản chi chưa được quản lý chặt chẽ thì nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn; nợ Chính phủ đã vượt giới hạn quy định (50,3% GDP so với quy định là không quá 50%); sử dụng vốn vay ở một số dự án kém hiệu quả và còn thất thoát, lãng phí. Thành viên Chính phủ cũng xác nhận rằng thu hiện nay không đủ bù chi thường xuyên và trả nợ.
Cẩm An
Theo Trí thức trẻ
TỪ KHÓA
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016
Ngân sách không đủ tiêu, Chính phủ vay nợ khắp nơi
Đang có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu nên mới đầu năm, để đảm bảo ngân sách nhà nước, Chính phủ đã phải “cắp rổ” đi vay cả trong ngoài nước 116.000 tỷ đồng.
Rất có thể, thuế nội địa sẽ tăng để bù đắp cho khoản vay này.
Đầu năm đã “cắp rổ” đi vay
Nhận định bổ sung về tình hình kinh tế năm 2015 và định hướng 2016, trong một báo cáo gửi mới nhất gửi đến các đại biểu Quốc hội, Chính phủ không giấu diếm nỗi lo về thu chi ngân sách.
Báo cáo của Chính phủ thừa nhận: “Tổng thu ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn”.
Năm 2015, bất chấp giá dầu thô giảm mạnh (từ 100 USD xuống 56,2 USD/thùng), thu ngân sách nhà nước cả năm vẫn cán đích ngoạn mục khi vượt chỉ tiêu tới gần 86.000 tỷ đồng so với kế hoạch. Thu nhiều, nhưng chi lại không ngừng tăng lên. Tổng chi ngân sách nhà nước lên tới hơn 1,2 triệu đồng đã khiến bội chi ngân sách nhà nước năm 2015 lên tới 256 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,1% GDP, cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội.
Kết thúc năm 2015, nợ công cuối năm 2015 ở mức 62,2% GDP, sát trần QH cho phép
|
Tình hình này không có dấu hiệu đổi chiều trong hai tháng đầu năm nay, khi chi vẫn nhiều hơn thu 25.000 tỷ đồng.
Bởi thế, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã phải tính đến việc “cắp rổ” đi vay khắp nơi hàng trăm nghìn tỷ.
Cụ thể, Bộ này lên kế hoạch quý I/2016 phải vay thêm 25.000-30.000 tỷ từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay khoảng 10.000 tỷ đồng vốn ngoài nước; phát hành khoảng 76.000-81.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ.
Như vậy, tổng số tiền vay mượn trong quý I lên tới 116 nghìn tỷ đồng, mục đích chính là để “trang trải nợ nần”, đầu tư phát triển, chẳng hạn khoảng 50.800 tỷ đồng sẽ để bù đắp bội chi năm 2016; đảo nợ năm 2016 khoảng 23.200 tỷ đồng,...
Báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, kết thúc năm 2015, nợ công cuối năm 2015 ở mức 62,2% GDP, đang tiến sát trần Quốc hội cho phép là 65% GDP, nợ Chính phủ là 50,3% GDP, nợ nước ngoài là 43,1% GDP.
Thẩm tra tình hình thu chi ngân sách 2015, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng: Các chỉ số tổng dư nợ công, dư nợ nước ngoài của quốc gia vẫn trong giới hạn cho phép, song dư nợ Chính phủ đã vượt trần là 50,3% GDP và có nhiều dấu hiệu khó khăn trong vấn đề nợ công cần được Chính phủ phân tích và làm rõ để có biện pháp tăng cường quản lý.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chỉ đánh giá: Cơ cấu thu, chi ngân sách chưa phù hợp, chi thường xuyên tăng nhanh; bội chi ngân sách còn cao, chưa đạt mục tiêu giảm xuống còn 4,5% GDP, nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn.
Còn Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đánh giá chi ngân sách còn tình trạng bố trí kinh phí dàn trải, sử dụng lãng phí, thiếu hiệu quả, sai quy định,... Cơ quan này đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính.
Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ theo dõi sát để điều hành “chính sách tài khóa thận trọng, bảo đảm tính chủ động, an toàn”.
“Vung tay quá trán”
Trả lời VietNamNet, chuyên gia kinh tế - TS. Bùi Trinh cho rằng, cần thắt chặt chi tiêu ngân sách, cái gì cần chi tiêu thì phải xem xét tính hiệu quả của nó một cách thực chất nhất.
“Vì nếu thâm hụt ngân sách, Nhà nước sẽ nghĩ ra mọi cách để tận thu, có thể dẫn đến suy kiệt doanh nghiệp, bào mòn sức chịu đựng người dân, từ đó làm suy yếu nền kinh tế. Hiện nay, chính sách tận thu của Nhà nước khiến doanh nghiệp đã yếu càng yếu hơn”, TS Bùi Trinh nhấn mạnh.
Tỷ lệ chi thường xuyên đã lên đến 80% tổng chi ngân sách
|
Vị chuyên gia này cũng thấy khó hiểu khi hàng năm, cơ quan thuế thường đặt mục tiêu năm sau thu thuế tăng so với năm trước 10-15% bất chấp tình hình doanh nghiệp có khó khăn thế nào.
“Tổng giá trị gia tăng (GDP) của cả nền kinh tế chỉ tăng từ 6-7% đã được xem là điểm sáng mà tại sao cơ quan thuế lại đưa ra mục tiêu chót vót như vậy?” - TS Bùi Trinh thấy khó hiểu.
Năm 2016, Chính phủ đặt ra mục tiêu thu ngân sách khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 11% so với dự toán và 14% ước thực hiện của năm 2015. Đây là lần đầu tiên thu ngân sách của Việt Nam đặt ra kế hoạch vượt con số 1 triệu tỷ đồng, tương đương 20% GDP dự báo của năm 2016.
Đây là thách thức không nhỏ. Bởi theo ông Nguyễn Minh Đức, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện thu từ dầu thô, xuất nhập khẩu đều giảm, còn thuế GTGT không thể tăng thêm được nữa. Nhà nước sẽ xoay sang các loại thuế nội địa khác.
“Việc chuyển chính sách thuế từ thu thuế xuất nhập khẩu sang thuế nội địa đang là hướng đi. Trước đây, Nhà nước ít thu thuế nội địa mà phụ thuộc chủ yếu vào 3 nguồn chính là dầu thô, thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT”, ông Nguyễn Minh Đức chia sẻ.
Theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, đang có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu ngân sách ở Việt Nam. Tình trạng này thể hiện rõ nét ở cấp ngân sách địa phương - nơi được phân cấp một nửa ngân sách quốc gia - nhưng tính kỷ cương, kỷ luật tài khóa hết sức lỏng lẻo và có nhiều bất cập.
Xét theo cơ cấu chi tiêu, tỷ lệ chi thường xuyên đã lên đến 80% tổng chi ngân sách, phần còn lại chưa tới 20% dành cho đầu tư phát triển, chưa kể chi trả nợ. “Một cấu trúc ngân sách thiên về “tiêu dùng” hơn “đầu tư” như vậy là hết sức rủi ro” - TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn cảnh báo.
Theo Hà Duy/Vietnamnet
TẠI SAO NHÀ NƯỚC KHÔNG TÍNH GIÁ XĂNG CƠ SỞ THEO FTA
Chiều 21 tháng 3 năm 2016 giá xăng A 92 lên đến14.420 Đ/một lít.
Nhà nước tính giá cơ sở xăng theo thuế MFN với thuế xuất nhập khẩu là 20%, cao hơn cách tính giá xăng cơ sở theo thuế FTA nhập khẩu từ ASEAN, Hàn Quốc là 10% .
Việt nam đã ký các hiệp đinhg thương mại với ASIAN và Hàn quốc đáng lẽ nhà nước thuế nhập khẩu theo FTA chỉ có 10%, nhưng nhà nước vẫn áp thuế MFN là 20% gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Theo thông tin từ Liên Bộ, các mức giá bán lẻ được Liên Bộ điều hành trên cơ sở áp dụng cách tính thuế mới bình quân gia quyền, cân đối giữa mức thuế MFN cao và các thuế FTA thấp từ ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc.) có thể mức thuế của họ giao động trong khoảng (10% đến 20 %) , người tiêu dùng vẫn thiệt. Đáng lẽ áp thuế theo FTA là 10%
Theo thông tin từ Liên Bộ, các mức giá bán lẻ được Liên Bộ điều hành trên cơ sở áp dụng cách tính thuế mới bình quân gia quyền, cân đối giữa mức thuế MFN cao và các thuế FTA thấp từ ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc.) có thể mức thuế của họ giao động trong khoảng (10% đến 20 %) , người tiêu dùng vẫn thiệt. Đáng lẽ áp thuế theo FTA là 10%
Một thùng xăng thành phẩm nhập bên Sing là 49,95 USD/thùng.
NHÌN VÀO BẢNG TÍNH GIA XĂNG CƠ SỞ TA CÓ THỂ TÍNH RA NGAY.
49,95 USD/thùng cộng 2,5 USD vận chuyển) * tỷ giá đô liên ngân hàng 22.230 chia số lít xăng trong một thùng là 159 ta có giá một lít xăng CIF về Việt Nam là 7.330 Đồng/ 1 lít
Ta có thể tính nhanh lấy giá CIF của 1 lít xăng nhân 145% cộng thêm 5000 Đ là tính ra giá xăng cơ sở. Cộng thêm 1000 đ nữa ra giá bán lẻ xăng.
hay
hay
7.333 *145% = 10600 công 5000 Đ bằng bằng giá xăng cơ sở 15.600 cộng tiếp 1000 giá xăng bán lẻ 16.600 đồng một lít.
Nhìn vào bảng tính toán giá cơ sở giá xăng theo tôi hết sức rối rắm. Ta có thể làm đơn giản tính ra ngay.
Nếu căn cứ vào giá xăng giá CIF hay giá đầu vào xăng ( 5926) ở mục 4 ta có thể tính toán như sau : 5926* 1,452= 8.604 đ
Cộng với 5115 bằng 1.3719 đồng một lít giá xăng bán ra cơ sở. Trong đó 5115 là một số cố định.
Ta có thể lý giải bài toàn như sau:
Mục 4) nếu coi giá CIF là 1.
Mục 5) thuế nhập khẩu là 20% vậy 1*1,2= 1,2.
Mục 6) thuế tiêu thụ đặc biệt 10% vậy 1,2*1,1= 1,32
Mục 11 ta tách làm 2.
Mục thuế chồng thuế ta tính trước thuế VAT 10% vậy 1,32* 1,1= 1,452 . Hay 145,2%
Nếu tính thuế theo cách đơn giản thuế là 40% thì giá lên (100%+40%) =140%. Nhưng thực tế ta phải chịu thêm 5,2% thuế ở khoản này.
Tiếp tục ta công mục(7,8,9,10) hay ( 1050 +300+300+ 3000) bằng 4650 đ ( con số này cố định chỉ trừ khi họ tăng thuế môi trường thêm 1000 đ một lít). Vô lý cực kỳ khoản này (toàn thuế môi trường, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, mức trích quỹ BOG) họ chồng thêm thuế 10% vậy 4650*1.1=5115 đ.
Ta có thể tính nhanh lấy giá CIF của 1 lít xăng nhân 145% cộng thêm 5000 Đ là tính ra giá xăng cơ sở. Cộng thêm 1000 đ nữa ra giá bán lẻ xăng.
Giá một lít xăng chịu một khoản thuế và phí là:13752- 5920=7832đ hay 7832:5920= 1,32 hay nó tăng thêm 132% so với giá CIF.
Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 14710. Chênh lệch giá CIF là 14710- 5920 = 8790 đ hay 8790: 5920= 148% hay nó tăng 148% so với giá CIF.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/295279/xang-tang-gia-manh-tu-16h30-hom-nay.htmlMục 5) thuế nhập khẩu là 20% vậy 1*1,2= 1,2.
Mục 6) thuế tiêu thụ đặc biệt 10% vậy 1,2*1,1= 1,32
Mục 11 ta tách làm 2.
Mục thuế chồng thuế ta tính trước thuế VAT 10% vậy 1,32* 1,1= 1,452 . Hay 145,2%
Nếu tính thuế theo cách đơn giản thuế là 40% thì giá lên (100%+40%) =140%. Nhưng thực tế ta phải chịu thêm 5,2% thuế ở khoản này.
Tiếp tục ta công mục(7,8,9,10) hay ( 1050 +300+300+ 3000) bằng 4650 đ ( con số này cố định chỉ trừ khi họ tăng thuế môi trường thêm 1000 đ một lít). Vô lý cực kỳ khoản này (toàn thuế môi trường, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, mức trích quỹ BOG) họ chồng thêm thuế 10% vậy 4650*1.1=5115 đ.
Ta có thể tính nhanh lấy giá CIF của 1 lít xăng nhân 145% cộng thêm 5000 Đ là tính ra giá xăng cơ sở. Cộng thêm 1000 đ nữa ra giá bán lẻ xăng.
Giá một lít xăng chịu một khoản thuế và phí là:13752- 5920=7832đ hay 7832:5920= 1,32 hay nó tăng thêm 132% so với giá CIF.
Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 14710. Chênh lệch giá CIF là 14710- 5920 = 8790 đ hay 8790: 5920= 148% hay nó tăng 148% so với giá CIF.
Bảo hiểm cho công nhân
Theo quyết định 959/QĐ – BHXH được áp dụng từ ngày 01/01/2016 quy định các mức khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được quy định dựa trên mức lương cơ bản của công nhân như sau:
Bảo hiểm y tế trong công ty thì nếu mình bị bệnh đi khám bảo hiểm sẽ được miễn phí 100% trong bệnh viện.
- Chị Truyền
Bảo hiểm xã hội thì mức phí đóng là 26%, tuy nhiên công nhân chỉ đóng 8%, trong tổng số lương cơ bản còn 18% sẽ do doanh nghiệp đóng.
Bảo hiểm y tế thì mức phí đóng là 4,5%, tuy nhiên công nhân chỉ đóng 1,5%, trong tổng số lương cơ bản còn 3% sẽ do doanh nghiệp đóng.
Bảo hiểm thất nghiệp thì mức phí đóng là 2%, tuy nhiên công nhân chỉ đóng 1%, trong tổng số lương cơ bản còn 1% sẽ do doanh nghiệp đóng.
Ngoài ra phí công đoàn 2% sẽ do doanh nghiệp đóng tất cả.
Người Việt đang tự giết nhau bằng sự ích kỷ?
(Công lý) - Sau cái chết vì căn bệnh ung thư của nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập, chúng ta lại giật mình thảng thốt, điều gì đã khiến cho ung thư phát triển nhanh đến như vậy.
Câu chuyện của thói ích kỷ, độc ác
Ung thư – căn bệnh nan y đã cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người. Tại Việt Nam, con số người chết vì ung thư mỗi năm là hơn 80 ngàn người. Trong bảng xếp hạng của 172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ chết vì bệnh ung thư do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tháng 5/2014, Việt Nam đứng ở vị trí 78.
Phỏng vấn luật sư bào chữa blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh
Vụ án Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang thông tin Ba Sàm nổi tiếng, đã kéo dài gần đúng 2 năm. Vào ngày 23 tháng 3 vụ án sẽ được đem ra xử. Một ngày trước phiên xử, luật sư Hà Huy Sơn có trao đổi với Kính Hòa về vụ án này. Trước tiên ông tóm tắt diễn biến vụ án:
Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016
Kinh tế Nhà nước gây tổn hại cho nền kinh tế và làm suy yếu hiệu lực Nhà nước
Đăng Bởi Một Thế Giới -
Sư kiện: Việt Nam hội nhập kinh tế
Theo báo cáo Việt Nam 2035 công bố ngày 23.2 tại Hà Nội, tình trạng Nhà nước tham gia quá nhiều vào hoạt động kinh tế làm giảm hiệu quả của nền kinh tế, góp phần trầm trọng thêm tình trạng đình trệ trong cải thiện năng xuất
DNNN hiện diện ở hầu hết các ngành
Đây là một trong những rào cản thể chế đối với sự phát triển của Việt Nam, được công bố tại báo cáo "Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ". Báo cáo này đồng thực hiện bởi Chính phủ Việt Nam và nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) và được công bố bởi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Chủ tịch nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Young Kim.
Theo báo cáo đưa ra, Nhà nước tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế trực tiếp qua các DNNN, cụ thể là các tập đoàn kinh tế nhà nước; và gián tiếp qua mối quan hệ rất chặt chẽ giữa Nhà nước và nhóm đặc lợi của khu vực tư nhân.
TỶ GIÁ VNĐ NEO CHẶT VÀO ĐÔ LA MỸ NÓ GIẾT CHẾT NỀN KINH TẾ.
TỶ GIÁ VNĐ NEO CHẶT VÀO ĐÔ LA MỸ NÓ GIẾT CHẾT NỀN KINH TẾ.
NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY NÊN VỠ QUỸ BHXH.
Trên thế giới quĩ BHXH được quản lý một cách nghiêm túc. Quĩ này hoàn toàn độc lập với các công ty và cảnhà nước. Các quĩ BHXH và hưu bổng không được quyền chấp nhận những rủi ro trong kinh doanh mà chúng chỉ được mua công trái và trái phiếu có thời hạn nhất định của một số công ty có uy tín để tăng tiền lãi mà thôi. Điều này có nghĩa là các quĩ BHXH phải đảm bảo an toàn 100%, chúng không có quyền mạo hiểm và thất thoát.
Luật sửa đổi BHXH theo điều 94. 1.Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của các ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ; 2. Cho Ngân sách Nhà nước vay; 3. Cho ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ vay; 4. Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia; 5. Ủy thác đầu tư thông qua các hợp đồng quản lý đầu tư; các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định. 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội cứ “cho qua” quy định này và trình Quốc hội thông qua thì sớm muộn Quỹ BHXH cũng sẽ đối mặt với nguy cơ bị vỡ. BHXH không phải là tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các định chế tài chính khác, nên theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, nếu cho phép thực hiện ủy thác đầu tư thì vô cùng nguy hiểm. Tiền của Quỹ là tiền của người dân đóng góp vào khi còn đi làm và sẽ được hưởng khi hết tuổi lao động, là nguồn tài chính vô cùng quan trọng để thực hiện chính sách an sinh xã hội cho những người hết tuổi lao động, nếu đầu tư tràn lan dẫn đến mất vốn thì vô cùng nguy hiểm. Nếu theo điều 94 sửa đổi .Cho phép đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia thì Quỹ BHXH có thể đầu tư vào đường cao tốc, các dự án có tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên, trong đó vốn nhà nước từ 11.000 tỷ đồng trở lên, đầu tư vào nhà máy điện hạt nhân… Đầu tư như vậy thì chết rồi!”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lo lắng.
Theo TS Bùi Sĩ Lợi BHXH cơ cấu đầu tư của BHXH 73,14% cho trái phiếu chính phủ và 24,72% cho ngân hàng.
Quỹ BHXH nằm ngoài ngân sách, nó là công sức đóng góp của người Lao động và doanh nghiệp Vì vậy đầu tư phải hết sức chuyên nghiệp, không mất cả vốn lẫn lãi.Một ví dụ đầu tư không hiệu quả của quỹ BHXH cho ngân hàng Agritbank vay, có thể không đòi được 1000 tỷ (nợ tồn đọng 787 tỷ đồng trong đó 264 tỷ tiền lãi).
Các bạn có thấy một điều đáng ngạc nhiên tại sao năm nào cũng bội chi khoảng 5 % GDP, khoảng 10 tỷ đô la , theo suy luận thông thường nhà nước phải in thêm tiền cho vào lưu thông, gây ra lạm phát, nhưng mấy năm nay lạm phát rất thấp vì sao?. nhà nước vay tiền BHXH khoảng 11 tỷ đô la để bù vào lượng tiền bội chi ngân sách này ( nhìn vào biểu đồ số tiền cho ngân nhà nước vay là 274 nghìn tỷ khoảng 11 tỷ đô la).
Quỹ bảo hiểm có nguy cơ vỡ. Một quỹ BHXH 7 tỷ đô la một năm, họ thu khoảng 26% tổng thu nhập người lao động. Thế nhưng thay vào gửi vào ngân hàng để lấy lãi họ lại cho chính phủ vay đến 74% ( 274 nghìn tỷ khoảng 11 tỷ đô la) số đầu tư quỹ BHXH . Nếu nhà nước mất khả năng chi trả nhiều năm do bội chi ngân sách nhà nước năm nào VN cũng khoảng 5% GDP (khoảng 10 tỷ đô la) một năm.
Theo đó, trong vòng 6 năm, từ việc quỹ BHXH chỉ cho Ngân sách vay khoảng 10% quỹ đầu tư (khoảng 8.000 tỉ đồng) vào năm 2008 thì tới năm 2014, con số này đã là 274.000 tỉ đồng, tương ứng với 74% số đầu tư của BHXH. Trái lại, phần cho NHTM vay ngày càng ít đi. Nguy cơ vỡ quỹ BHXH có thật, Nếu tính phần quỹ BHXH năm 2014 cho ngân sách nhà nước vay, và phần đầu tư vào dự án thủy điện Lai Châu đến 86,3 % quỹ còn lại 13,7% cho ngân hàng thương mại vay . rất mất cân đối.http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/tien-d…
Cụ thể năm 2015, các quỹ này dành 74,5% cho ngân sách nhà nước vay, 10,5% mua trái phiếu chính phủ. cho nhà máy thủ điện sơn la vay khoảng 2% Cho ngân hàng thương mại vay khoảng 13 %. Mất cân đối ( 13% và phần còn lại là 87%) http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/324-ng…
Quỹ BHXH có thể bị vỡ do các nguyên nhân sau, BHXH có thể đọng lại các công trình chưa hoàn thành hay dở dang hay bị thất thoát do các nguyên nhân như thiên tai hay địch họa . hay nhà nước chưa thể hoàn vốn những công trình như thủy điện, đường xá do chưa được làm xong VV .
Theo số liệu quỹ BHXH tỷ lệ già hóa từ năm 2012 đến năm 2013 khoảng 600.000 người tăng khoảng 26%. Mỗi năm có khoảng hơn 1/2 triệu người hưởng BHXH, Tỷ lệ già hóa của dân số Việt nam quá nhanh. Đây cũng là nguyên nhân Quỹ BHXH bị vỡ Tỷ lệ chây ỳ không đóng BHXH cũng là nguyên nhân vỡ quỹ BHXH, nguyên nhân, là do doanh nghiệp phá sản hàng loạt không có tiền để đóng bảo hiểm XH, nguyên nhân do doanh nghiệp chiếm dụng vốn của BHXH vv. Theo TS Sinh từ năm 2010 đến năm 2013 cơ quan BHXH khởi kiện khoảng 4000 doanh nghiệp trốn BHXH .
Từ những điều trên nghi ngờ của chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng Có thể trở thành hiện thực lắm chứ các bạn. Khi cân đối thu chi không cân bằng, Khi đầu tư sai mất cả vốn lẫn lãi . Ảnh hưởng đến người hưởng BHXH.
Giải quyết nguy cơ vỡ quỹ BHXH phải tăng thời gian đóng BHXH. (Thứ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân nói rằng, tăng tuổi nghỉ hưu là xu hướng tất yếu, các nước trên thế giới đều phải làm, dù chính phủ và người lao động đều không muốn. Bản chất của tăng tuổi hưu là tăng thời gian đóng và giảm thời gian hưởng, giúp cân đối Quỹ BHXH) . Do quỹ BHXH hết tiền theo luật BHXH xẽ tăng thời gian đóng BHXH thêm 5 năm nữa. (Muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng BHXH thêm 5 năm nữa).
Theo PTS
Lão hóa, nợ nần đe dọa nền kinh tế Việt Nam
Lão hóa, nợ nần đe dọa nền kinh tế Việt Nam
Nước nào trên thế giới hiện nay là nước có dân số già đi một cách nhanh chóng nhất? Những người nghĩ rằng Nhật Bản hay Phần Lan là nước như vậy sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên khi biết được câu trả lời là Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới cho biết chỉ cần hơn 15 năm một chút là tỉ lệ người trên 65 tuổi ở Việt Nam sẽ từ 7% tăng lên tới 14%. Con số này ở hai nước láng giềng Trung Quốc và Miến Điện là gần 25 năm.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo mới đây ở Sài Gòn, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Việt Nam của Ngân hàng Thế giới, nói rằng tình trạng lão hoá nhanh chóng này sẽ gây căng thẳng cho lực lượng lao động Việt Nam.
Tại sao hạ lãi suất về 0 để chống đô la hóa, Việt Nam lại phải chạy đi vay 200 triệu USD từ Đài Loan?
Việc chống đô la hóa của Việt Nam đã không đạt được mục tiêu khi không làm giảm tỷ lệ đô la hoá xuống, ngược lại tỷ lệ này đang tăng lên.
“Tại sao trong bối cảnh lãi suất USD huy động trong dân là 0%, một ngân hàng Việt Nam lại phải đi vay ngoại tệ từ bên ngoài”, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy thắc mắc liên quan đến hiệu quả của việc chống đô la hóa của Ngân hàng Nhà nước khi hạ lãi suất huy động USD về 0%.
Quyết định hạ lãi suất gửi USD về 0% được thông báo khi chỉ còn 2 tuần nữa là kết thúc năm 2015. Mục tiêu của quyết định này, theo lý giải của Ngân hàng Nhà nước là tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ để thực hiện chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ.
Qua đó, chuyển từ quan hệ huy động – cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua – bán bằng ngoại tệ. Tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ cũng sẽ bị triệt tiêu khi giữ USD không còn mang lại nhiều lợi ích như trước.
Mục tiêu chống đô la hóa này đã đạt được đến đâu? Theo phân tích của nguyên Thống đốc Thúy, ở đây có 2 vấn đề.
Một là, lẽ ra chính sách chống đô la hóa sẽ giảm lượng ngoại tệ găm giữ trong dân, tức thay vì gửi ngân hàng thì bán ra thị trường hoặc bán cho ngân hàng, nhưng…
“Huy động ngoại tệ vẫn nhiều hơn cho vay. Điều này chứng tỏ găm giữ ngoại tệ trong dân đang tăng lên, việc đưa lãi suất USD về 0 cũng không làm giảm nhu cầu tích trữ ngoại tệ của thị trường”, ông Thúy nói.
Việc chống đô la hóa của Việt Nam đã không đạt được mục tiêu khi không làm giảm tỷ lệ đô la hoá xuống, ngược lại tỷ lệ này đang tăng lên.
Trong năm 2014, vốn huy động ngoại tệ chỉ tăng ở mức 4,7% so với năm trước, nhưng trong năm 2015, con số này đã tăng lên 14,3%, mức tăng gấp 3 lần.
Trong khi đó, vốn huy động VNĐ có chiều hướng giảm tốc khi chỉ tăng 16,3% so với năm 2014, trong khi năm trước đó, con số này là 19,3%.
“Việt Nam chống đô la hóa nhưng nhờ chống đô la hóa mà đô la hóa lại tăng lên. Chúng ta chống đô la hóa bằng cách triệt tiêu nguồn sinh lợi vào USD, nhưng do đó mà người dân càng tập trung vào USD”, ông Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia đưa ra một nghịch lý.
Vấn đề thứ 2, trong khi vốn huy động USD tăng, người dân và doanh nghiệp lại có xu hướng dịch chuyển tiền gửi ngoại tệ từ có kỳ hạn sang không kỳ hạn. Rõ ràng, cùng một mức lãi suất bằng 0, việc gửi không kỳ hạn linh động hơn rất nhiều cho người găm giữ ngoại tệ.
Việc này gây ra vấn đề các ngân hàng không phải lúc nào cũng huy động đủ vốn ngoại tệ để cho vay.
Mới đây, một ngân hàng Việt Nam đã thông báo ký được hợp đồng vay 200 triệu ngoại tệ do 18 ngân hàng Đài Loan thu xếp.
“Chúng ta vay 200 triệu USD lãi suất là bao nhiêu? Tại sao phải đi vay khi lãi suất huy động ở Việt Nam là 0%, tức lãi vay trong dân là 0. Nhà kinh doanh không bao giờ đi vay mà bỏ chỗ lãi suất rẻ để đi tìm nơi có lãi suất cao, nhưng họ lại phải đi vay tới 200 triệu USD. Đấy là cả một vấn đề”, ông Thúy nêu thắc mắc.
Theo Bảo Bảo
Trí thức trẻ
Nợ công Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn Phủ Đổng
Nợ công Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn Phủ Đổng
Nợ công năm 2010 là 45,39 tỷ đô la sau sáu năm nợ công tăng thêm là 49,4 tỷ đô la. Vậy hiện tại nợ công của VN là ( 49,4 + 45,38 = 94,8 tỷ đô la). Tính năm thì là 6 năm nhưng thực chất tăng trưởng nợ công chỉ có 5 năm, vì nó bây giờ đầu năm 2016 vậy một năm nợ công tăng thêm là 49,4 : 5 =9,88 tỷ đô la hay 230 nghìn tỷ VN Đ.
CHÀO ĐỒNG CHÍ TẬP CẬN BÌNH…
CHÀO ĐỒNG CHÍ TẬP CẬN BÌNH…
Posted by adminbasam on 19/03/2016
19-3-2016
Chúng tôi là những đảng viên cộng sản trung thành. Nhân dịp “Lưỡng Hội” toàn quốc, chúng tôi viết lá thư này yêu cầu đồng chí từ chức khỏi tất cả vị trí trong đảng lẫn lãnh đạo quốc gia. Việc chúng tôi đưa ra yêu cầu này xuất phát từ lợi ích đảng, lợi ích quốc gia và lợi ích đồng bào, và trên hết là sự an toàn cá nhân đồng chí cũng như gia đình đồng chí. Đồng chí Tập Cận Bình, từ khi được bầu vào vị trí tổng bí thư tại Hội nghị trung ương 18, sự quyết tâm đánh tham nhũng bằng chiến dịch đả hổ đã dẫn đến ít nhiều tiến triển về vấn đề tham nhũng không lành mạnh trong nội bộ đảng.
Sự lãnh đạo cá nhân của đồng chí trong các nhóm lãnh đạo trung ương hướng đến cải cách toàn diện cũng như khối lượng công tác khổng lồ mà đồng chí thực hiện về phát triển kinh tế đã nhận được không ít ủng hộ công chúng, và những nỗ lực này không phải không được chúng tôi chú ý.
Tuy nhiên, đồng chí Tập Cận Bình, chúng tôi không còn chọn lựa nào khác là phải chỉ ra rằng, bởi sự thu gom quyền lực vào bàn tay đồng chí một cách rõ ràng và bởi sự quyết định trực tiếp của đồng chí, chúng ta đang đối mặt với những vấn đề chưa từng có tiền lệ và những khủng hoảng trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, lý tưởng đến văn hóa.
Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016
Mua điện gấp 3 giá thường: Kẻ nào nối giáo cho Trung Quốc?
Phạm Chí Dũng
Phản nghịch!
Khác hẳn với làn sóng “thủy triều đỏ Trung Hoa” những năm trước, con sóng cuồng bạo tàn dập mang tên HD 981 vào năm nay đã làm rách toạc đáy con thuyền chính trị Việt Nam vốn đã mục nát, khiến bục tung những khoảng tối tăm bẩn thỉu bị khuất tất lâu ngày.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từng được một tờ báo Anh vinh phong là “cậm ấm hư hỏng” do người mẹ đỡ đầu của nó là Bộ Công thương, là tiếp dẫn ngoan ngoãn vô song cho chiến dịch tiếp tay cho Trung Quốc đến mức phản nghịch tình dân tộc.
Đất Việt – tờ báo của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và là một trong những xung kích phản biện vượt qua sợ hãi nhất trong hệ thống truyền thông nhà nước – mới đây đã cùng với GS TS Đặng Đình Đào – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội – hé lộ một “bí mật quốc gia”: từ nhiều năm qua, EVN đã mua điện từ các doanh nghiệp Trung Quốc với giá gấp đến 3 lần mức thông thường của doanh nghiệp Việt Nam.
Thậm chí, EVN mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, vin vào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thái độ kinh doanh bất chấp này đã bất chấp một thực tế là trong thời gian gần đây, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam. Nhưng bởi lối hành xử đầy ngờ vực, EVN đã cố tâm mua điện trong nước với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc, kèm theo các điều kiện rất khắt khe.
Đến năm 2013, giới chuyên gia phản biện độc lập đã không còn giữ nổi bình thản: một lượng lớn điện thương phẩm mua từ Trung Quốc với giá cao và có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây đã làm méo mó quá nhiều thị trường điện.
Cơ chế độc quyền vong bản đã phát triển đến mức trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện của Việt Nam sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện, khi suốt từ năm 2011 khi báo chí Việt Nam dồn dập phẫn nộ trực chỉ vào trách nhiệm của EVN về quan điểm “người Việt dùng hàng Trung”, doanh nghiệp thuộc loại độc trị theo cung cách thời chủ nghĩa tư bản dã man này vẫn quay mặt làm ngơ với hình ảnh tàu Bình Minh bị Trung Quốc cắt cáp và ngư dân Việt bị người “đồng chí tốt” đẩy vào vòng khốn quẫn ngay trên vùng biển quê hương.
Bởi từ một góc nhìn khác, ai cũng biết Trung Quốc sở hữu khối doanh nghiệp có biệt tài “quà cáp” hẩu nhất thế giới.
Việt Nam đi về đâu sau Đại hội Đảng 12 ?
Chiến lược mở cửa kinh tế trong chủ trương Đổi Mới được khẳng định. Sau Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản, Việt Nam đi về đâu ? ».Câu hỏi này được nhật báo cộng sản L’Humanité đặt ra với hai nhà nghiên cứu trên mục tranh luận của số báo hôm nay 16/03/2016. Đó là giáo sư Pierre Journoud chuyên về lịch sử đương đại của trường đại học Paul-Valéry Montpellier III, và ông Benoît de Tréglodé, giám đốc chương trình châu Á của Irsem, thuộc Học viện Quân sự Pháp.
Thay đổi trong sự kế tục, đó là nhận xét của giáo sư Pierre Journoud. Trong khi nước Pháp đang bước vào chiến dịch tranh cử tổng thống, Việt Nam đang tổng kết lại Đại hội Đảng lần thứ 12 diễn ra tại Hà Nội từ ngày 20 đến 28/01/2016, hơn 80 năm sau Đại hội đầu tiên tổ chức tại Quảng Đông. Một tuần lễ thương lượng gay go để bầu lại 180 ủy viên trung ương và 19 ủy viên Bộ Chính trị.
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016 RẤT KHÓ KHĂN
Nghe tin ngân sách nhà nước hết sức khó khăn không phải chuyện đùa, bội chi ngân sách mỗi năm khoảng 5%. Thu nội địa từ VN tăng lên gấp đôi bắt đầu từ năm 2016 , từ năm 2016 Đến năm 2020 nhà nước cần khoảng 3 triệu tỷ VNĐ đồng cho nên kinh tế vậy trung bình mỗi năm cần khoảng 60 nghìn tỷ VNĐ ( khoảng 27 tỷ đô).
Chỉ trong mấy tháng đầu năm thấy có 1 ngân hàng thương mại đi vay lãi xuất thương mại trên thị trường thế giớ 200 triệu đô cho ta thấy khó khăn tài chính của nền kinh tế do nhập siêu từ TQ( năm 2015 khoảng 33 tỷ đô), mặc dù lãi xuất tiết kiệm đô la đã hạ xuống bằng không lãi xuất VNĐ tiết kiệm tăng lên 8% nhưng không thấy ai bán đô la cho nhà nước để gửi tiết kiệm.
Chỉ trong mấy tháng đầu năm thấy có 1 ngân hàng thương mại đi vay lãi xuất thương mại trên thị trường thế giớ 200 triệu đô cho ta thấy khó khăn tài chính của nền kinh tế do nhập siêu từ TQ( năm 2015 khoảng 33 tỷ đô), mặc dù lãi xuất tiết kiệm đô la đã hạ xuống bằng không lãi xuất VNĐ tiết kiệm tăng lên 8% nhưng không thấy ai bán đô la cho nhà nước để gửi tiết kiệm.
Công chúng được giám sát “túi tiền” nhà nước tới đâu?
Công chúng được giám sát “túi tiền” nhà nước tới đâu?
(GDVN) – Không phải ngẫu nhiên mà mức độ minh bạch của ngân sách của Việt Nam được Tổ chức Hợp tác Ngân sách Quốc tế (IBP) đánh giá ở nhóm yếu nhất với chỉ 18/100 điểm.
Việc chậm công khai báo cáo, tài liệu, hoặc nếu có thì thiếu nhiều chỉ tiêu quan trọng là vấn đề đã được chính các chuyên gia lên tiếng.
Khó tìm số liệu ngân sách
Con số 18/100 điểm về mức độ minh bạch ngân sách của Việt Nam theo cơ quan khảo sát, nói lên rằng, Việt Nam là “ít” hoặc “không” công khai thông tin ngân sách.
Theo TTXVN/Vietnamplus
Là một chuyên gia nhiều năm theo dõi ngành tài chính, chính chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đã phải thừa nhận rằng, khi nghiên cứu về ngân sách Nhà nước, nhiều lúc ông phải sử dụng số liệu của nước ngoài. Dù vậy, số liệu mà ông tham khảo ấy, theo ông, có lẽ cũng không không được đầy đủ và chính xác.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam+) |
Chỉ ra thực tế, vị chuyên gia kinh tế này cho rằng, ngay với bản tin nợ công được Bộ Tài chính công bố trên trang web của cơ quan này cũng mới dừng lại ở bản tin số 3 vào tháng 11/2014, cách khá xa so với hiện tại.
Số liệu nợ công, theo ông, luôn được các tổ chức tài chính quốc tế cập nhật, nhưng thông tin chính thức từ phía Việt Nam luôn chậm hơn rất nhiều
Ví dụ của ông Ánh chỉ là một trong nhiều vấn đề về minh bạch ngân sách đang đặt ra.
Ông Joel Friedman, Nghiên cứu viên cao cấp, Tổ chức Hợp tác Ngân sách quốc tế (IBP) đánh giá, báo cáo kiểm toán của Việt Nam thường được công bố khá chậm, muộn hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi ấy, tài liệu được công bố thường thiếu một số chi tiết quan trọng như giả thiết, đánh giá kinh tế vĩ mô, dự báo, so sánh,…
Chia sẻ thêm cái nhìn, chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn – Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, nỗ lực của Bộ Tài chính và Chính phủ trong những năm qua nhằm làm tăng tính minh bạch của ngân sách cho thấy cải cách đang đi đúng hướng.
Điểm minh bạch ngân sách của Việt Nam được xếp 18/100 điểm, thấp hơn mức bình quân là 45 điểm. (Ảnh: IBP) |
Theo ông Tuấn, hiện Bộ Tài chính đã có công bố những báo cáo hàng tháng về tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn, nội dung các báo cáo này chủ yếu phù hợp cho công tác và chức năng điều hành.
Vị chuyên gia này cho rằng, số liệu công bố mới chỉ dừng ở mức độ tổng thu, tổng chi và cân đối ngân sách trong khi thiếu những chi tiết và minh họa đi kèm về tình hình phân bổ ngân sách phân theo cấp, ngành, lĩnh vực, đối tượng, đơn vị…
Giám sát chỉ trên “giấy tờ”?
Trong khi minh bạch vẫn ở mức “lẹt đẹt” thì sự tham gia của công chúng vào giám sát ngân sách lại được phía IBP đánh giá khá cao, 42/100 điểm.
Trong khi minh bạch vẫn ở mức “lẹt đẹt” thì sự tham gia của công chúng vào giám sát ngân sách lại được phía IBP đánh giá khá cao, 42/100 điểm.
Sự chênh lệch này đã khiến nhiều người đặt ra nghi ngờ, bởi nếu sự giám sát của công chúng tốt thì đồng nghĩa, mức độ minh bạch cũng không thể thấp như vậy.
Tuy nhiên, theo giải thích của cơ quan giám sát đó chỉ là điểm đánh giá trên “cơ chế” để công chúng tham gia vào việc việc giám sát sử dụng ngân sách chứ chưa đo lường chất lượng. Hay nói cách khác, việc giám sát của công chúng mới tính trên quy định, “giấy tờ”.
Điều này được chỉ rõ hơn trong một nghiên cứu gần đây về “Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam” (PAPI) trong năm 2015.
Theo kết quả nghiên cứu trải nghiệm của 13.552 người dân trên cả nước, việc công khai thông tin thu, chi ngân sách của các xã, phường không được cải thiện nhiều so với những năm trước. Cụ thể, khoảng 36,3% số người được hỏi cho biết thu, chi ngân sách của xã/phường được công bố công khai, tương đương với tỷ lệ của hai năm trước.
Tuy nhiên, cũng theo khảo sát, chỉ có khoảng 32,5% cho biết họ đã từng đọc bảng kê khai được niêm yết công khai, giảm gần 13% so với tỉ lệ 37,4% của năm 2011.
Đặc biệt, mức độ công khai, minh bạch về thu, chi ngân sách cấp xã càng là vấn đề đặt ra do chỉ có 8 trong số 100 người được hỏi cho biết họ được biết, đã đọc và tin vào độ chính xác của bảng kê thu, chi ngân sách của chính quyền cấp cơ sở.
Qua đó, đại diện nhóm nghiên cứu PAPI cho rằng, để cải thiện mức độ công khai, minh bạch, các cấp chính quyền địa phương cần tìm ra những phương thức chia sẻ thông tin đáng tin cậy tới người dân với nhiều đặc điểm nhân khẩu khác nhau.
“Cổng thông tin điện tử ở cấp tỉnh và cấp huyện, bảng tin công khai ở Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn, tờ tin hoặc loa truyền thanh ở cấp thôn, tổ dân phố vẫn là những công cụ hữu hiệu để công khai, minh bạch thông tin đến người dân,” đánh giá của nhóm nghiên cứu có nêu.
Đánh giá thêm về vấn đề này, bà Ngô Thị Minh Hương – Giám đốc Trung tâm Hội nhập và Phát triển cho rằng, Luật ngân sách năm 2015 hiện đã có điều 15 về công khai ngân sách và điều 16 về sự giám sát của người dân với những cơ chế được ghi cụ thể. Đây là điều được bà kỳ vọng có thể giúp tăng số điểm của Việt Nam trong thời gian tới./.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)