Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Nhìn lại chủ trương lấy quốc doanh làm chủ đạo

TBKTSG) - Để có thể phát triển lành mạnh trong thời gian tới, không thể không đánh giá lại những chính sách đã tạo ra bất ổn trong nền kinh tế từ năm 2006 đến nay.
Sự bất ổn này có thể kể ra gồm lạm phát cao, nợ cao khó trả, ngân sách thiếu hụt lớn, chênh lệch giàu nghèo. Tất cả là kết quả của chủ trương xây dựng doanh nghiệp lấy quốc doanh làm chủ đạo - không hẳn là theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013 và trước đó.
Và đi cùng với chủ trương này là việc cho phép lập hàng loạt công ty con, kể cả ngân hàng chứng khoán, xây dựng và buôn bán địa ốc, nửa công nửa tư ăn theo - chủ yếu là các loại doanh nghiệp dịch vụ đầu cơ, rồi tập trung vốn cho chúng.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Nợ công sẽ phải trả sớm hơn với lãi suất cao hơn

Một trong những điều khoản khi Việt Nam không còn được vay theo điều kiện ODA vào năm 2017 là các khoản vay hiện nay sẽ phải rút ngắn thời gian trả nợ hoặc chịu trả mức lãi suất cao hơn so với cam kết trước đây.


Đó là thông tin được ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục quản lý nợ và tài chính quốc tế (Bộ Tài chính) đưa ra tại buổi Họp báo chuyên đề về chính sách cho vay lại vốn ODA sáng ngày 22/3 tại Hà Nội.
Theo đó, từ năm 2010 Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Do đó, mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt.
Dẫn chứng là giai đoạn trước 2010, thời hạn vay bình quân khoảng 30 – 40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7 – 0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn.
Nhưng giai đoạn 2011 – 2015 thì thời gian vay bình quân chỉ còn từ 10 – 20 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay, với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên. Nhiều nhà tài trợ chuyển từ vốn vay ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp.
“Dự kiến đến tháng 7/2017 Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%” – ông Long thông tin.
Đại diện của Bộ Tài chính cũng cho biết thêm, khoản vay có thời gian dài nhất hiện nay của Việt Nam là đến năm 2055. Với yêu cầu đặt ra khi kết thúc IDA là phải trả nợ nhanh thì, bình quân thời gian vay nợ là 12,5 năm cho các khoản nợ công.
Ông Hùng Long phân tích thêm: “Khi tính toán dòng tiền và từng khoản nợ hiện nay của Việt Nam, thời điểm phải trả nhiều nhất sẽ vào năm 2022 – 2025, có nghĩa là từ nay đến 2020 chưa phải trả nhiều”.
Với điều khoản phải trả nợ nhanh và tăng lãi suất, có thể tác động gây “sốc” cho ngân sách trong việc thu xếp các khoản nợ trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết đã phối hợp cùng các liên quan để có chương trình làm việc, đàm phán với Ngân hàng Thế giới (WB), sau đó là các tổ chức khác. Được biết, WB cũng cam kết với Việt Nam đưa ra phương án để đảm bảo tránh tác động đến nghĩa vụ nợ của Việt Nam.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của chúng tôi về con số nợ công phải trả cho đến thời điểm 2020 là bao nhiêu, ông Long cho biết tại thời điểm hiện nay rất khó để khẳng định con số thực tế. Bởi các cơ quan chức năng đang trong quá trình đàm phán, cùng WB để đưa ra lộ trình cho các phương án trả nợ nhanh.
“Hiện đàm phán này chưa đến hồi kết, mỗi phương án đặt ra cách thức trả nợ và tốc độ trả nợ khác nhau, điều kiện khác nhau, hoặc là giãn thời gian, hoặc tăng chi phí. WB hiện chiếm tới gần 30% khoản vốn vay, nếu đàm phán có lộ trình tốt thì đàm phán với các đối tác khác cũng sẽ thuận lợi hơn” – Ông Hùng Long nói.
Cũng theo thông tin được Bộ Tài chính công bố, con số trả nợ trong năm 2015 chiếm khoản 16% tổng thu ngân sách. Trong năm 2016 con số trả nợ được báo cáo lên Quốc hội và Chính phủ được tính toán dựa trên kịch bản quản lý nợ, khoản nợ đến hạn và tình hình kinh tế hiện nay.
Theo đó, các khoản phải trả nợ và đảo nợ chiếm hơn 24% trên tổng chi ngân sách, riêng trả nợ là 14,7% tức là tương đương trên 150 nghìn tỷ đồng. Còn lại khoản đảo nợ là 95.000 tỷ đồng.
Trước đó, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII, báo cáo bổ sung về tình hình kinh tế xã hội năm 2015 và kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 bằng khoảng 2 lần so với giai đoạn 2006-2010.
Trong đó chi đầu tư phát triển bằng khoảng 1,7 lần, chi trả nợ bằng khoảng 1,83 lần, chi thường xuyên bằng khoảng 2,53 lần. Chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ lớn và ngày càng tăng cao, hiện ở mức 64 – 65% trong khi chi đầu tư giảm còn khoảng 23,6%.
Việc chi thường xuyên tăng nhanh; một số khoản chi chưa được quản lý chặt chẽ thì nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn; nợ Chính phủ đã vượt giới hạn quy định (50,3% GDP so với quy định là không quá 50%); sử dụng vốn vay ở một số dự án kém hiệu quả và còn thất thoát, lãng phí. Thành viên Chính phủ cũng xác nhận rằng thu hiện nay không đủ bù chi thường xuyên và trả nợ.
Cẩm An
Theo Trí thức trẻ
TỪ KHÓA

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Ngân sách không đủ tiêu, Chính phủ vay nợ khắp nơi

Đang có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu nên mới đầu năm, để đảm bảo ngân sách nhà nước, Chính phủ đã phải “cắp rổ” đi vay cả trong ngoài nước 116.000 tỷ đồng.
Rất có thể, thuế nội địa sẽ tăng để bù đắp cho khoản vay này.

Đầu năm đã “cắp rổ” đi vay

Nhận định bổ sung về tình hình kinh tế năm 2015 và định hướng 2016, trong một báo cáo gửi mới nhất gửi đến các đại biểu Quốc hội, Chính phủ không giấu diếm nỗi lo về thu chi ngân sách.
Báo cáo của Chính phủ thừa nhận: “Tổng thu ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn”.
Năm 2015, bất chấp giá dầu thô giảm mạnh (từ 100 USD xuống 56,2 USD/thùng), thu ngân sách nhà nước cả năm vẫn cán đích ngoạn mục khi vượt chỉ tiêu tới gần 86.000 tỷ đồng so với kế hoạch. Thu nhiều, nhưng chi lại không ngừng tăng lên. Tổng chi ngân sách nhà nước lên tới hơn 1,2 triệu đồng đã khiến bội chi ngân sách nhà nước năm 2015 lên tới 256 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,1% GDP, cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội.
Ngan sach khong du tieu, Chinh phu vay no khap noi hinh anh
Kết thúc năm 2015, nợ công cuối năm 2015 ở mức 62,2% GDP, sát trần QH cho phép 
Tình hình này không có dấu hiệu đổi chiều trong hai tháng đầu năm nay, khi chi vẫn nhiều hơn thu 25.000 tỷ đồng.
Bởi thế, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã phải tính đến việc “cắp rổ” đi vay khắp nơi hàng trăm nghìn tỷ.
Cụ thể, Bộ này lên kế hoạch quý I/2016 phải vay thêm 25.000-30.000 tỷ từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay khoảng 10.000 tỷ đồng vốn ngoài nước; phát hành khoảng 76.000-81.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ.
Như vậy, tổng số tiền vay mượn trong quý I lên tới 116 nghìn tỷ đồng, mục đích chính là để “trang trải nợ nần”, đầu tư phát triển, chẳng hạn khoảng 50.800 tỷ đồng sẽ để bù đắp bội chi năm 2016; đảo nợ năm 2016 khoảng 23.200 tỷ đồng,...
Báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, kết thúc năm 2015, nợ công cuối năm 2015 ở mức 62,2% GDP, đang tiến sát trần Quốc hội cho phép là 65% GDP, nợ Chính phủ là 50,3% GDP, nợ nước ngoài là 43,1% GDP.
Thẩm tra tình hình thu chi ngân sách 2015, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng: Các chỉ số tổng dư nợ công, dư nợ nước ngoài của quốc gia vẫn trong giới hạn cho phép, song dư nợ Chính phủ đã vượt trần là 50,3% GDP và có nhiều dấu hiệu khó khăn trong vấn đề nợ công cần được Chính phủ phân tích và làm rõ để có biện pháp tăng cường quản lý.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chỉ đánh giá: Cơ cấu thu, chi ngân sách chưa phù hợp, chi thường xuyên tăng nhanh; bội chi ngân sách còn cao, chưa đạt mục tiêu giảm xuống còn 4,5% GDP, nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn.
Còn Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đánh giá chi ngân sách còn tình trạng bố trí kinh phí dàn trải, sử dụng lãng phí, thiếu hiệu quả, sai quy định,... Cơ quan này đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính.
Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ theo dõi sát để điều hành “chính sách tài khóa thận trọng, bảo đảm tính chủ động, an toàn”.

“Vung tay quá trán”

Trả lời VietNamNet, chuyên gia kinh tế - TS. Bùi Trinh cho rằng, cần thắt chặt chi tiêu ngân sách, cái gì cần chi tiêu thì phải xem xét tính hiệu quả của nó một cách thực chất nhất.
“Vì nếu thâm hụt ngân sách, Nhà nước sẽ nghĩ ra mọi cách để tận thu, có thể dẫn đến suy kiệt doanh nghiệp, bào mòn sức chịu đựng người dân, từ đó làm suy yếu nền kinh tế. Hiện nay, chính sách tận thu của Nhà nước khiến doanh nghiệp đã yếu càng yếu hơn”, TS Bùi Trinh nhấn mạnh.
Ngan sach khong du tieu, Chinh phu vay no khap noi hinh anh
Tỷ lệ chi thường xuyên đã lên đến 80% tổng chi ngân sách
Vị chuyên gia này cũng thấy khó hiểu khi hàng năm, cơ quan thuế thường đặt mục tiêu năm sau thu thuế tăng so với năm trước 10-15% bất chấp tình hình doanh nghiệp có khó khăn thế nào.
“Tổng giá trị gia tăng (GDP) của cả nền kinh tế chỉ tăng từ 6-7% đã được xem là điểm sáng mà tại sao cơ quan thuế lại đưa ra mục tiêu chót vót như vậy?” - TS Bùi Trinh thấy khó hiểu.
Năm 2016, Chính phủ đặt ra mục tiêu thu ngân sách khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 11% so với dự toán và 14% ước thực hiện của năm 2015. Đây là lần đầu tiên thu ngân sách của Việt Nam đặt ra kế hoạch vượt con số 1 triệu tỷ đồng, tương đương 20% GDP dự báo của năm 2016.
Đây là thách thức không nhỏ. Bởi theo ông Nguyễn Minh Đức, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện thu từ dầu thô, xuất nhập khẩu đều giảm, còn thuế GTGT không thể tăng thêm được nữa. Nhà nước sẽ xoay sang các loại thuế nội địa khác.
“Việc chuyển chính sách thuế từ thu thuế xuất nhập khẩu sang thuế nội địa đang là hướng đi. Trước đây, Nhà nước ít thu thuế nội địa mà phụ thuộc chủ yếu vào 3 nguồn chính là dầu thô, thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT”, ông Nguyễn Minh Đức chia sẻ.
Theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, đang có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu ngân sách ở Việt Nam. Tình trạng này thể hiện rõ nét ở cấp ngân sách địa phương - nơi được phân cấp một nửa ngân sách quốc gia - nhưng tính kỷ cương, kỷ luật tài khóa hết sức lỏng lẻo và có nhiều bất cập.
Xét theo cơ cấu chi tiêu, tỷ lệ chi thường xuyên đã lên đến 80% tổng chi ngân sách, phần còn lại chưa tới 20% dành cho đầu tư phát triển, chưa kể chi trả nợ. “Một cấu trúc ngân sách thiên về “tiêu dùng” hơn “đầu tư” như vậy là hết sức rủi ro” - TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn cảnh báo.
 http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/295298/ngan-sach-khong-du-tieu-chinh-phu-vay-no-khap-noi.html
Theo Hà Duy/Vietnamnet

TẠI SAO NHÀ NƯỚC KHÔNG TÍNH GIÁ XĂNG CƠ SỞ THEO FTA


Chiều 21 tháng 3 năm 2016 giá xăng A 92 lên đến14.420  Đ/một lít.
Nhà nước tính giá cơ sở xăng theo thuế MFN với thuế xuất nhập khẩu là 20%, cao hơn cách tính giá xăng cơ sở theo thuế FTA nhập khẩu  từ ASEAN, Hàn Quốc là 10% .
Việt nam đã ký các hiệp đinhg thương mại với ASIAN và Hàn quốc đáng lẽ nhà nước thuế nhập khẩu theo FTA chỉ có 10%, nhưng nhà nước vẫn áp thuế MFN là 20% gây thiệt hại cho người tiêu dùng.


Theo thông tin từ Liên Bộ, các mức giá bán lẻ được Liên Bộ điều hành trên cơ sở áp dụng cách tính thuế mới bình quân gia quyền, cân đối giữa mức thuế MFN cao và các thuế FTA thấp từ ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc.) có thể mức thuế của họ giao động trong khoảng (10%  đến 20 %) , người tiêu dùng vẫn thiệt. Đáng lẽ áp thuế theo FTA là 10% 

Một thùng xăng thành phẩm nhập bên Sing là 49,95 USD/thùng.
NHÌN VÀO BẢNG TÍNH GIA XĂNG CƠ SỞ TA CÓ THỂ TÍNH RA NGAY.
49,95 USD/thùng cộng 2,5 USD vận chuyển) * tỷ giá đô liên ngân hàng 22.230 chia số lít xăng trong một thùng là 159 ta có giá một lít xăng CIF về Việt Nam là 7.330 Đồng/ 1 lít
Ta có thể tính nhanh lấy giá CIF của 1 lít xăng nhân 145% cộng thêm 5000 Đ là tính ra giá xăng cơ sở. Cộng thêm 1000 đ nữa ra giá bán lẻ xăng.
hay
7.333 *145% = 10600 công 5000 Đ bằng bằng giá xăng cơ sở 15.600 cộng tiếp 1000 giá xăng bán lẻ 16.600 đồng một lít.

Nhìn vào bảng tính toán giá cơ sở giá xăng theo tôi hết sức rối rắm. Ta có thể làm đơn giản tính ra ngay. 
Nếu căn cứ vào giá xăng giá CIF hay giá đầu vào xăng ( 5926) ở mục 4 ta có thể tính toán như sau : 5926* 1,452= 8.604 đ 
Cộng với 5115 bằng 1.3719 đồng một lít giá xăng bán ra cơ sở. Trong đó 5115 là một số cố định.
Ta có thể lý giải bài toàn như sau:
Mục 4) nếu coi giá CIF là 1.
Mục 5) thuế nhập khẩu là 20% vậy 1*1,2= 1,2.
Mục 6) thuế tiêu thụ đặc biệt 10% vậy 1,2*1,1= 1,32
Mục 11 ta tách làm 2.
Mục thuế chồng thuế ta tính trước thuế VAT 10% vậy 1,32* 1,1= 1,452 . Hay 145,2%
Nếu tính thuế theo cách đơn giản thuế là 40% thì giá lên (100%+40%) =140%. Nhưng thực tế ta phải chịu thêm 5,2% thuế ở khoản này.
Tiếp tục ta công mục(7,8,9,10) hay ( 1050 +300+300+ 3000) bằng 4650 đ ( con số này cố định chỉ trừ khi họ tăng thuế môi trường thêm 1000 đ một lít). Vô lý cực kỳ khoản này (toàn thuế môi trường, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, mức trích quỹ BOG) họ chồng thêm thuế 10% vậy 4650*1.1=5115 đ.
Ta có thể tính nhanh lấy giá CIF của 1 lít xăng nhân 145% cộng thêm 5000 Đ là tính ra giá xăng cơ sở. Cộng thêm 1000 đ nữa ra giá bán lẻ xăng.
Giá một lít xăng chịu một khoản thuế và phí là:13752- 5920=7832đ hay 7832:5920= 1,32 hay nó tăng thêm 132% so với giá CIF.
Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 14710. Chênh lệch giá CIF là 14710- 5920 = 8790 đ hay 8790: 5920= 148% hay nó tăng 148% so với giá CIF.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/295279/xang-tang-gia-manh-tu-16h30-hom-nay.html

Bảo hiểm cho công nhân

Theo quyết định 959/QĐ – BHXH được áp dụng từ ngày 01/01/2016 quy định các mức khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được quy định dựa trên mức lương cơ bản của công nhân như sau:
Bảo hiểm y tế trong công ty thì nếu mình bị bệnh đi khám bảo hiểm sẽ được miễn phí 100% trong bệnh viện.
- Chị Truyền
Bảo hiểm xã hội thì mức phí đóng là 26%, tuy nhiên công nhân chỉ đóng 8%, trong tổng số lương cơ bản còn 18% sẽ do doanh nghiệp đóng.
Bảo hiểm y tế thì mức phí đóng là 4,5%, tuy nhiên công nhân chỉ đóng 1,5%, trong tổng số lương cơ bản còn 3% sẽ do doanh nghiệp đóng.
Bảo hiểm thất nghiệp thì mức phí đóng là 2%, tuy nhiên công nhân chỉ đóng 1%, trong tổng số lương cơ bản còn 1% sẽ do doanh nghiệp đóng.
Ngoài ra phí công đoàn 2% sẽ do doanh nghiệp đóng tất cả.

Người Việt đang tự giết nhau bằng sự ích kỷ?

(Công lý) - Sau cái chết vì căn bệnh ung thư của nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập, chúng ta lại giật mình thảng thốt, điều gì đã khiến cho ung thư phát triển nhanh đến như vậy.
Câu chuyện của thói ích kỷ, độc ác
Ung thư – căn bệnh nan y đã cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người. Tại Việt Nam, con số người chết vì ung thư mỗi năm là hơn 80 ngàn người. Trong bảng xếp hạng của 172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ chết vì bệnh ung thư do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tháng 5/2014, Việt Nam đứng ở vị trí 78.

Phỏng vấn luật sư bào chữa blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-03-20

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_APH2003011226803.jpg
Ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang thông tin Ba Sàm nổi tiếng.
 AFP PHOTO
Vụ án Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang thông tin Ba Sàm nổi tiếng, đã kéo dài gần đúng 2 năm. Vào ngày 23 tháng 3 vụ án sẽ được đem ra xử. Một ngày trước phiên xử, luật sư Hà Huy Sơn có trao đổi với Kính Hòa về vụ án này. Trước tiên ông tóm tắt diễn biến vụ án: